Nhãn

11 tháng 9, 2011

184. ANH BA SÀM LÀ AI

Hôm 7-9-2011 vừa rùi là sinh nhật lần thứ 4 của anhbasam, mình vô cùng cảm phục và biết ơn anhbasam, chắc nhìu người như mình muốn bik đại ca Ba Sàm là ai, chắc rằng CA thừa bik đại ca là ai - không việc gì phải dấu, nhưng Anh Ba không mún làm hàng thui. Nên mình post lên các thông tin về Anh Ba như 1 cách NGƯỠNG MỘ anh cũng chẳng hại giề.


TẢN MẠN VỀ BASAM
<=Không biết có phải ảnh basam hồi bé không nhưng thấy anh từng dùng làm hình đại diện.

Mình đã định đặt cho bài này cái tít “Một nhà báo giàu tâm huyết” nhưng thôi. Những ngôn từ to tát, nghiêm trọng quá có khi gây phản cảm, thậm chí làm hại người mà mình yêu quí cũng nên.

Từ ngày biết đến basam, mình đọc báo nhàn hẳn. Mở mắt, vô trang điểm báo của gã xem, lựa những bài có vẻ hợp gu mình để đọc, chỉ cần một cái nhấp chuột. Sướng quá. Tất nhiên là không hoàn toàn trông chờ vào đấy, nhưng tìm ra những bài cần đọc mà không thấy gã nhắc đến cũng là điều hiếm.

Nhiều lúc mình tự hỏi: “Quái, cái tay này lấy đâu ra thời gian và ai trả lương cho gã để gã vui vẻ làm cái việc đi hầu hạ người đọc thế này.

Không như cánh bloger, rảnh thì viết, mải chơi thì thôi. Ngày nào gã cũng bắt đầu công việc của mình từ 2, 3 giờ tới 8 h 30 sáng rồi bổ sung thêm 3, 4 lần trong ngày đến tận tối nữa. Chả biết gã ăn ngủ, chim gái vào lúc nào. Hi hi.

Mà gã đâu có phải nhởn nhơ cưỡi ngựa xem hoa. Bài nào gã đã điểm thì y như rằng đó là bài đáng đọc. Gã còn trích dẫn ra những câu toát lên cái thần thái của bài viết nữa.

Những thứ gã lôi ra cho mọi người xem thì nhiều lắm, từ chính trị – pháp luật, kinh tế, văn hóa – thể thao, giáo dục – khoa học, xã hội – môi trường, tin quốc tế, tin tivi, cả lề trái, lề phải, thôi thì đủ thứ.

Hôm nay, mình thấy vui vui. Chả là mấy ngày rồi, mải tán tỉnh mấy cô “em kết nghĩa” không viết được gì, mình mới post lên blog bài thơ Tổ quốc. Thông thường, có mấy khi gã điểm thơ. Mà mình thì thuộc loại vô danh tiểu tốt. Ấy vậy mà gã cũng tìm ra. Mình biết bài ấy, xét về thơ thì thường, nhưng chắc gã lọc lấy cái ý, lại còn trích ra đúng vào bốn câu máu thịt nhất của mình. Vậy mà mụ vợ nhà mình chẳng bao giờ thèm đọc những gì mình viết. Đã thế, suốt ngày thị đe nẹt nhắc nhở mình không được làm phản động. Mới biết, gã đọc bài rất kỹ chứ không hề hời hợt.

Có lần vì quá bức xúc với một bài viết của một đồng nghiệp, gã phê phán thẳng tay. Thế rồi, các còm sĩ chia làm hai phe, phe nào cũng bảo vệ thủ lĩnh của mình nhưng phe bên kia hăng hơn. Có còm sĩ còn kích đểu rằng, vì gã không biết viết bài nên mới xoay sang nghề điểm báo. Hic hic. Mình thì đoán có lẽ gã giấu bớt những những phản hồi quá khích bên gã vì bạn đọc của gã đông lắm. Sau đó thấy gã vẫn giới thiệu bài viết của đồng nghiệp kia, mình nghĩ: tay này như thế là đàng hoàng.

Gã còn điểm cả báo tiếng Tây. Kinh quá. Báo loại này thì mình chịu nhưng chắc gã muốn hầu thêm các vị uyên bác, tiếng Anh làu làu như bão cấp 13. Cao hứng, gã còn dịch hộ người đọc một đoạn mới siêu chứ.

Ngày xưa, ông Hoài Thanh làm “Thi nhân Việt Nam” phải mất 10 năm, đọc một vạn bài thơ, trừ đi non vạn bài dở mới chọn ra được 44 tác giả. Vậy mà ngày nào, gã cũng đưa ra trình bạn đọc trên trăm bài, như hôm nay (29/7) con số ấy chừng 130, không biết gã phải đọc bao nhiêu bài trong một ngày. Rồi ngày nào gã cũng lựa bằng được một vài bài tiêu biểu đăng lên nữa. Trong “Thi nhân Việt Nam” người ta khoái đọc thơ đã đành mà đọc những lời bình của Hoài Thanh cũng thú vị không kém. Đọc basam cũng vậy, khi điểm bài, gã hay chen vào vài lời bình vui vui, dí dỏm mà sắc sảo làm trang báo sinh động hẳn.

Người đọc tìm đến nhà gã ngày càng đông. Vào lúc này, 7h05 phút tối, thời điểm mà ít người có thể ngồi trước máy tính, có 261 người đang cùng đọc với mình. Số khách ghé thăm nhà gã từ 19/6/2011 là 2499191, có nghĩa là ngót 2 triệu trong 1 tháng. Có ngày tới 133000 lượt người vô xem. Tờ báo tư nhân của gã còn được xếp thứ hạng cao hơn cả tờ Quân đội nhân dân, kể ra thế cũng đáng nể thật.

Mình đã từng làm việc ở nhiều cơ quan nhà nước nên hình dung được khối lượng công việc như thế nào thì cần bao nhiêu người. Vì thế, mình mới so sánh, để duy trì được cái trang basam có lẽ người ta phải cần thành lập hẳn một phòng nghiệp vụ, tốn chừng vài chục triệu tiền lương/tháng. Vậy mà ở đây gã chỉ có một mình. Hay là gã thuê người? Nhưng gã lấy tiền đâu mà thuê cơ chứ. Tất nhiên, chẳng có khoản ngân sách nào để trả lương cho gã. Không biết có ai thương tình mà thỉnh thoảng rủ gã đi an ủi vài cốc bia hơi không.

Thoạt đầu, thấy gã điểm nhiều bài bài có vẻ “phản động” mà lời bình của gã thì khá táo tợn, mình cứ nghĩ gã ở tận bên Mỹ, có ai ghét cũng ứ làm gì được. Nhưng vừa qua đọc tin tức biểu tình thấy người ta nói gã cũng có mặt. Thì ra gã ở ngay Hà Nội, bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Hi hi. Mình cũng hai hãi, lo cho gã. Nói dại, nếu gã mải hầu người đọc quá lăn ra ốm, hoặc là hớ hênh mà để người ta khép tội gã vào điều gỉ điều gì của Bộ luật hình sự như trốn thuế hay đánh nhau gây thương tích chẳng hạn thì không hiểu cảm giác hụt hẫng của bao nhiêu người nghiện gã sẽ ra sao đây.
29/7/2011
Nguyễn Tường Thụy
------------------
Nguyễn Hữu Quý: Đôi lời với bạn đọc:

Nhân dịp có bài viết về Ba Sàm, chủ Blog tôi có đôi điều thông tin về anh. 


Có lẽ giới Blogger Việt Nam không ai không biết đến Ba Sàm; khác với mọi người về nghề viết, chủ Blog tôi mới biết đến Blog từ tháng 3/2010 đến nay; tức là khoảng hơn một năm; nhưng khác với bác Tường Thụy, tôi đã gặp Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh); dẫu thế, mãi đến hôm nay tôi mới hiểu thêm về anh qua bài viết từ báo Tuổi trẻ mà trong phần comment trong Blog Nguyễn Tường Thụy, có một đọc giả cho biết bài báo này nói về anh.

Hôm gặp nhau ở Hà Nội, nghe loáng thoáng anh hơn tôi 2 tuổi, nhưng hôm nay mới biết anh sinh năm 1956, vậy là hơn tôi trên 3 tuổi. 

Tôi nhớ hôm đó, anh trả lời với GS Nguyễn Huệ Chi thì phải, rằng anh không có số xuất ngoại, mặc dù bố anh là cụ Nguyễn Hữu Khiếu, là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô, thời mà tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đang làm Đại sứ tại Trung cộng.

Trong một bài viết trước về tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (trên Blog cũ đã bị hacker phá sập), tôi có nói về anh, rằng đây là người rất thông minh, thông minh đến hiếm gặp; hàng ngày các bạn đọc phần mà anh bình luận khi điểm bài, hẳn các bạn cũng đoán được điều đó; chẳng thế mà GS Nguyễn Huệ Chi đặt cho anh là người "nói ngắn tình dài" trong một bài viết đăng trên Bauxite Việt Nam.

Hôm nay mới biết, ngoài tốt nghiệp Đại học an ninh, Ba Sàm còn học Đại học luật và Đại học Ngoại ngữ, thảo nào anh có bài dịch ra tiếng Anh trên Blog Nhật báo Ba Sàm của anh và những đoạn dịch từ điểm báo bằng Tiếng Anh.

Theo tôi, Nhật báo Ba Sàm là một tờ báo "độc nhất vô nhị" trên thế giới; năm ngoái 2010, trong một bài viết nào đó đã nói rằng, hãng CNN là một trong các hãng truyền thông hàng đầu thế giới, tờ báo điện tử của họ hàng ngày có 18.000-20.000 lượt người truy cập; nếu như vậy, thì mới chỉ bằng 20%-30% của Ba Sàm.

Sắp tới đây, khi đất nước chuyển sang nền dân chủ, thì một trong những tờ báo và người có công hàng đầu sẽ thuộc về Nhật báo Ba Sàm và cá nhân Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh).

Chúng ta hãy chúc cho anh nhiều điều may mắn và tốt đẹp!

Sau đây là vài hình ảnh tại cuộc gặp mặt ngày 23/02/2011 tại nhà hàng 35 Điện Biên Phủ - Hà Nội.


Bác Trần Nhương đang giới thiệu lý do có buổi gặp mặt hôm 25/02/2011. Từ trái qua: chị Nguyên Bình (con gái tướng Nguyễn Trọng Vĩnh), tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Huệ Chi, NHQ, Trần Nhương, Nguyễn Trọng Tạo, Ba Sàm, Nguyễn Xuân Diện (đang chụp ảnh), và NSND Trần Văn Thủy



Trái qua: Nguyễn Hữu Quí, Nguyễn Trọng Tạo, Ba Sàm, Nguyễn Xuân Diện, NSND Trần Văn Thủy


Trái qua: Nhà văn Hoàng Minh Tường (có tác phẩm nổi tiếng - Thời của Thánh thần), Nguyễn Trọng Tạo, Dương Danh Dy, Trần Nhương và Ba Sàm


Ba Sàm đang cười tí toét


Trái qua: Nguyễn Vĩnh, Dương Danh Dy, Trần Nhương, Nguyễn Hữu Quí, chị Nguyên Bình và tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Trâm Anh - Gặp "ông trùm"

TT - Anh là cựu sĩ quan an ninh, là chàng thám tử tư đầu tiên của nước CHXHCN VN, là giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh loại dịch vụ độc nhất VN... nhưng hình như cả ba mẫu người này đều không ăn nhập với bề ngoài của Nguyễn Hữu Vinh, giám đốc Công ty Điều tra & bảo vệ-V.

Đó là người đàn ông tầm thước, nhỏ nhẹ và giản dị trong trang phục, cử chỉ. Anh nói hình thức tuy không hợp; tuổi đời, suy nghĩ và cảm nhận có đổi khác nhưng máu thám tử trong mình lúc nào cũng hừng hực như thời niên thiếu.

Giấc mơ thời niên thiếu

Sinh năm 1956 tại Hà Nội trong một gia đình cán bộ công chức, những ngày đầu làm quen với sách, truyện, với anh, sau văn học là những tác phẩm trinh thám. Chất lãng mạn, kiêu bạc của họ làm anh ngưỡng mộ.

Ám ảnh đó theo Nguyễn Hữu Vinh đến tuổi trưởng thành. Cậu học sinh lớp chọn Trường cấp III Chu Văn An ngày đó đã nộp hồ sơ thi vào Trường Công an trung ương (nay là Đại học An ninh), mặc dù đủ điểm đi nước ngoài. Ra trường, Vinh trở thành một sĩ quan an ninh. Sau những lăn lộn thực tế, điều tra, hỏi cung những tên tội phạm, Vinh tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng đấu tranh, khai thác.

Số phận đưa đẩy, Vinh chuyển sang công tác tại Ban Việt kiều. Và gần đến tuổi “tứ thập nhi bất hoặc”, Vinh nhận thấy rằng mỗi môi trường sống hay làm việc, dù khó khăn hay thuận lợi cũng đều cho anh những kinh nghiệm, bài học quí báu. Vấn đề là anh phải nhìn ra nó. Thời gian công tác ở Ban Việt kiều đã cho Vinh những trăn trở mà trong cương vị một công chức anh không thỏa mãn được.

Đó là những Việt kiều bao năm lưu lạc nay muốn về quê tìm lại những người máu mủ của mình nhưng không biết làm cách nào. Nhiều người phiêu bạt xứ người nay có chút lưng vốn muốn về nơi chôn nhau cắt rốn để lập nghiệp nhưng không biết lựa chọn đối tác tin cậy.

Những năm tháng trong ngành an ninh đã giúp Vinh tin rằng nếu yêu nghề thì không cần một đặc quyền nào anh cũng có thể bảo vệ được sự thật. Anh nuôi khát vọng sẽ tự mình làm điều đó. Anh muốn tìm rõ những bí ẩn luôn che mờ mỗi số phận, mỗi con người. Anh quyết định xin nghỉ việc, theo học luật, ngoại ngữ để chuẩn bị dấn thân vào khát vọng của riêng mình.

Khi thám tử vào đời

Năm 1999, qua tâm sự với người bạn từ nước ngoài về, Vinh có ý tưởng mình sẽ làm thám tử tư. Thời thế tạo anh hùng, đúng thời điểm đó Luật doanh nghiệp ra đời. Các công dân VN có thể kinh doanh bất cứ thứ gì nếu pháp luật không cấm. Với đời sống hiện nay, thị trường của thám tử không hạn hẹp. Nghề này không đòi hỏi vốn lớn... Vinh quyết định thành lập công ty thám tử tư.
Để chắc chắn, Vinh đến một luật sư khá nổi tiếng thuê đăng ký kinh doanh. Luật sư đồng ý và hẹn 10 ngày sau nhận giấy phép. Sau đó, luật sư cho biết Sở Kế hoạch - đầu tư Hà Nội đang nghiên cứu vì ngành nghề này chưa từng có mặt ở VN. Vinh tìm đến Sở Kế hoạch - Đầu tư và được biết không chỉ có một hồ sơ xin thành lập công ty thám tử tư mà là hai. Hồ sơ kia là của chính ông luật sư Vinh thuê.

Cán bộ sở nói theo quy định, sau hai tuần nhận hồ sơ chúng tôi phải trả lời. Nhưng thám tử tư là nghề chưa có trong danh mục nghề nghiệp ở VN. Sở có công văn xin ý kiến bộ. Bộ nói nên tham khảo Bộ Công an. Đó là lý do chậm trễ... Với tình hình này, Vinh biết sự ra đời của công ty sẽ còn nhiều trắc trở. Hình như cảm nhận được khát vọng và lòng chân thành của Vinh hay là trong số có quí nhân phù trợ, hay trong rủi có may mà ông trưởng phòng đăng ký kinh doanh đã tư vấn cho Vinh.

Ông nói: “Tôi thấy trong danh mục nghề có loại dịch vụ điều tra và bảo vệ. Anh đăng ký chỉ hoạt động trong lĩnh vực dân sự và kinh tế thì tương đồng với loại nghề này. Anh nên đổi tên doanh nghiệp thì thuận lợi hơn...”. Mừng như bắt được vàng, Vinh chấp nhận ngay. Làm lại hồ sơ lấy tên công ty điều tra & bảo vệ.
Vinh thêm gạch ngang và chữ V, “đa nghĩa” - anh cười bảo khi có người thắc mắc. Bảy ngày phấp phỏng đợi mong, cuối cùng trời cũng chiều người. Còn bộ hồ sơ công ty thám tử tư của ông luật sư nọ thì không biết đang nằm ở đâu.

Vinh quyết định không đi thuê trụ sở mà đặt công ty tại nhà. Vừa rộng và không tốn kém, vừa kín đáo. Về bộ máy ban đầu một mình Vinh phải sắm các vai giám đốc, kế toán, nhân viên... Nhiều đêm khách hàng gọi đến, Vinh vùng dậy cố lấy giọng tỉnh táo như nhân viên trực ban để trả lời, rồi tư vấn... Tuyển nhân viên khác thì dễ nhưng nguồn thám tử ở đâu? Tiêu chí nào? Những đơn hàng ban đầu Vinh cân nhắc rất kỹ mới nhận. Anh kêu gọi bạn bè hỗ trợ.

Vụ thì hợp tác cùng công ty luật, vụ thì với công ty sở hữu trí tuệ, vụ thì cùng một số anh em xưa cùng học ngành công an nay làm trong những ngành nghề khác... Mỗi vụ việc lại có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn sẽ có cộng tác viên riêng. Qua đó, từng bước Vinh tìm nhân viên cho mình...

Sang phần đối ngoại. Công việc ban đầu là giám đốc đi làm nhân viên tiếp thị. Dịp ấy cứ ai mời đám cưới, hội nghị, sinh nhật... dù bận mấy Vinh cũng đến. Gặp bạn bè, họ hàng, người quen, quan khách... Vinh đều gửi tờ rơi tự in (vì chưa có tiền thuê in), danh thiếp giới thiệu mình là thám tử tư. Ai có nhu cầu cứ đến thám tử. Mặt khác Vinh đăng ký dịch vụ giải đáp qua bưu điện, hợp tác với các trung tâm tư vấn gia đình, tư vấn pháp lý và anh em báo chí... để tất cả các đầu mối này đều thông với mình.

Thế là ngay từ cái tên đã hấp dẫn, nhu cầu xã hội lại cao, cộng với những thành công liên tiếp, uy tín của công ty thám tử cứ thế vang xa. Chưa đầy một năm sau gần như ngày nào công ty cũng có khách hàng.

Tâm nguyện thám tử

Nguyên tắc thám tử của Vinh là tuyệt đối giữ bí mật cho khách hàng, không bao giờ chống lại khách hàng và chỉ nhận những việc thuộc quan hệ dân sự, kinh tế. Là người thiên về tư duy logic nhưng Vinh thừa nhận hình như cuộc sống cũng có sự sắp đặt bí ẩn của nó. Đó là câu chuyện về đơn hàng đầu tiên, khách hàng đầu tiên trong đời thám tử của Vinh.

Chiều đông, chiếc xe hơi sang trọng đưa đến công ty một người đàn ông áo choàng, cặp da lớn. Ông nói: “Tôi là giám đốc khách sạn H ở quận Ba Đình, muốn thuê anh tìm đứa cháu đích tôn chín tháng tuổi đã bị mẹ nó đưa đi sáu tháng nay không tin tức. Không cần ký hợp đồng mà tôi đem theo camera và máy ghi âm lưu lại cuộc làm việc này. Ta cùng niêm phong, xong việc cả hai cùng hủy...”.

Ông ta trình bày: con trai ông là gã phong tình, quyết kết hôn cùng cô tiếp viên tỉnh lẻ trong quán hát. Mâu thuẫn ngay sau ngày cưới, chúng xô xát, vợ nó ôm thằng con trai sáu tháng tuổi đi mất tích để moi tiền gia đình ông... Ông nhấn mạnh việc quan trọng không kém chuyện tìm cháu là phải có được chứng cứ con dâu ông hành nghề mại dâm để sau này tòa xử ly hôn sẽ giành quyền nuôi con cho gia đình ông. “100 triệu vụ này. OK?”.

Vinh nghĩ: tìm một cô gái quán hát lại có con nhỏ rất đơn giản. Tìm chứng cớ một ca ve hành nghề còn đơn giản hơn. Nhưng câu chuyện có những vấn đề không rõ ràng. Thứ nhất, cô gái ôm con đi nhằm gây sức ép moi tiền nhà chồng là lý do không thỏa đáng vì theo ông khách, từ khi đi đến giờ cô không liên lạc, không để lại bất cứ thông tin gì để móc nối với gia đình ông.

Thứ hai, việc không ký hợp đồng, xóa sạch cam kết và yêu cầu phải có chứng cứ để nêu trước tòa kèm theo một khoản tiền kếch sù mà một doanh nhân tinh ranh như ông bỏ ra có nghĩa là thám tử phải làm một việc xứng đáng. Đó là dàn dựng cảnh mua dâm đưa đối tượng vào bẫy quay phim, ghi âm. Việc đầu tiên là phải tìm sự thật.

Tìm một cộng tác viên vào vai khách làng chơi đến quán hát xưa cô gái thường lui tới. Sau vài ngày, Vinh biết cô gái đang thuê nhà ở Láng Trung và làm tiếp viên ở một quán hát trên đường Bưởi. Tiếp cận, khai thác. Kết quả: gia đình nhà chồng đối xử tàn tệ, lăng nhục, không xin việc và không đưa tiền. Chồng nghiện hút và nặng thói trăng hoa. Cô quyết lìa bỏ địa ngục đó...

Thám tử Vinh báo lại tình hình cho thân chủ (trừ địa chỉ) và nói: “Chúng tôi chỉ nhận việc tìm cháu nhỏ. Việc tìm chứng cớ mẹ cháu thì không thể”. Cuộc thương lượng của hai bên lập tức kết thúc. Vinh mất ba triệu đồng và nhiều ngày tìm hiểu, bỏ qua 100 triệu của ông bố chồng nhiều quỉ kế.

Vinh nói anh đã không thể bịt tai với tiếng khóc xé lòng của đứa bé xa mẹ khi chưa biết nói; không thể dập vùi, chà đạp lên chút lành lặn cuối cùng của một thân phận đã ở đáy cùng xã hội.
Nghề thám tử luôn bị đặt giữa ranh giới của tình người và tiền. Chỉ một cái tặc lưỡi, một phút vô tâm bạn sẽ có một khoản tiền lớn mà vẫn hợp pháp, không ai trách cứ được bạn, trừ tấm lòng. Vụ việc đầu tiên đó đã trở thành câu chuyện truyền kỳ cho anh em công ty và cũng là nguyên tắc bất biến của các thám tử. Một nguyên tắc chỉ có lương tâm mới kiểm soát được.

Còn rất nhiều người chưa tin rằng VN có thám tử tư. Khi gặp Vinh, người ta ngỡ rằng anh là ông tổ của nghề này ở VN. Vinh cười và bảo: “Máu thám tử của dân mình đã có từ xưa. Tôi chỉ là người nối gót”. Anh đã cho chúng tôi địa chỉ của một trong những thám tử tư đầu tiên ở VN đã có mặt cách đây gần nửa thế kỷ. Đó là ông Lê Văn Lương, quê tại thôn Kim Thượng, xã Kim Bình, Kim Bảng (Hà Nam).

TRÂM ANH

Mình hàng ngày cập nhật thông tin từ Blog của anh, hôm nay mới được biết mặt, thật khâm phục một người vừa thông minh vừa quả cảm.

13 nhận xét:

  1. DKm chung may toan lu cho chet, co gioi ve ma lam lai che do di

    Trả lờiXóa
  2. "Cần mẫn nhẹ nhàng chấp nhận sự khác biệt, chủ nhân Blog giúp cho bạn đọc trút được ” hỉ, nộ, ái, ố ” trong lòng, bất kể thời điểm, thâu đêm suốt sáng..."
    HỀ ...HỀ...
    TẠI BLOG BASAM THÌ CÁI "ĐẶC TÍNH ĐÁNG YÊU " NẦY TUI CHO RẰNG LÀ QUÁ Ư XA XỈ TRONG THỰC TẾ ĐẤY!
    ĐÓ CHÍNH LÀ "KINH NGHIỆM ĐAU THƯƠNG " CỦA CHÍNH TUI VÀ KHÁ NHIỀU ĐỘC GIẢ KHÁC ! VÌ QUÁ CẢ TIN LẠI QUÁ NGU NGƠ (HAY NGU DỐT ĐÂY?) TUI ĐÃ THỬ NHIỀU LẦN PHẢN BIỆN -TRANH LUẬN LẠI VỚI VÀI BA LỜI BÌNH CỦA ÔNG VINH . LỜI LẼ ĐÃ KIỀM CHẾ TỐI ĐA , Ý KIẾN CŨNG KHIÊM TỐN HẾT CỠ . NHƯNG 10 LẦN NHƯ 1 , CÁC COM MENT ĐÓ LẬP TỨC BI DẤU BIỆT HAY XÓA MẤT TANG TÍCH LUÔN ! CÓ VÀI LẦN DO TUI LIÊN TỤC GỞI COMMENT "ĐÒI HỎI" QUYỀN ĐƯỢC "TRÁI CHIỀU" CHÚT ĐỈNH ĐÚNG KIỂU "PHÁ VÒNG NÔ LỆ" (!) THÌ ỔNG CHƠI "KĨ THUẬT" BẰNG CÁCH CHO HIỂN THỊ Ý KIẾN CỦA MÌNH THIỆT MUỘN CHO CHÌM NGHỈM LUÔN TRONG VÔ SỐ Ý KIẾN "MỘT CHIỀU" (VÍ DỤ TUI ĐÃ PHÁT HIỆN BÀI VIẾT VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA TẠI TRANG BASAM LÀ MỘT BÀI DẠNG "CỎ" , CÓ VÔ SỐ TRÊN MẠNG XÃ HỘI , BẤT CỨ BLOGGGER NÀO CŨNG CÓ THỂ VIẾT RA NHƯ ...THẬT (!)KHÔNG AI BẢO CHỨNG VỚI SỐ LIỆU CÓP NHẶT LINH TINH MÀ BASAM LAI LONG TRỌNG GIỚI THIỆU NHƯ MỘT "BÍ MẬT" QUAN TRỌNG MỚI ĐƯỢC "PHÁT HIỆN" LẦN ĐẦU ! THÌ ỔNG CHO LẤP LUÔN DẪU CHO TUI NÊU Ý KIẾN ĐÓ GẦN NHƯ SAU LÚC ỔNG ĐĂNG BÀI! ỔNG "LO" ĐỘC GIẢ ĐỌC COMMENT NÀY SẼ BỊ ..."PHÂN TÂM" ? !) HOẶC CÓ Ý KIẾN NÀO NGỎ Ý PHÊ BÌNH CHẤT LƯỢNG BÌNH LUẬN CỦA ỔNG THÌ ỔNG ĐỂ CHO MỘT NHÓM "BỊT MẶT" CÔNG KÍCH QUYẾT LIỆT -VÔ CĂN CỨ VỚI NHỮNG LỜI LẼ "ĐỘC QUYỀN CHÂN LÝ" KO THỂ THÔ BỈ TỤC TĨU HƠN! VẬY MÀ B.V.T KO HỀ NHẮC NHỞ . NHƯNG NẾU TOI CHỈ CẦN PHẢN ỨNG LẠI DÙ CHÚT XÍU THÌ ỔNG "NHẮC NỞ " -XÓA COMMENT TỨC THÌ !
    CHAO ÔI , DÙNG MỘT THỨ " ĐỘC QUYỀN- ĐỘC TÀI" NẦY ĐỂ PHÊ PHÁN HOẶC CHỐNG MỘT THỨ "ĐỘC TÀI -ĐỘC QUYỀN" KHÁC CÓ PHẢI LÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNG NGỢI KHEN KHÔNG?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mịa cái anh này, người ta cho 8, thì cứ nhất định đòi 10 hay 11. Người ta đã dám công khai danh tính mà lại ở Hà Nội cũng có cái khó của người ta. Chẳng có ai hoàn toàn không có chính kiến, người ta cho anh phát biểu trái chiều lá quá tôt rồi, anh còn muốn tha hồ nòi cho thỏa cái tính GATO vung vít của anh thì hơi quá. Về mà đói các báo chính thống thử xem. Với mấy anh này, ngoài đời thì gặp công an giao thông phạt sai đã run bắn người, không dám cãi 1 câu, nhưng lên mạng thì cứ hùng hổ, nhưng giấu mặt. Lên trời mà đòi công bình nhé.

      Xóa
  3. Vấn đề là mục đích blog anh Ba Sàm là gì? Thông tin trong blog có tính định hướng chứ không vô tư đâu, chẳng ai bỏ quá nhìu công sức ra như thế, đối mặt với nhìu rủi ro như thế mà chỉ để tạo 1 sân chơi chùa?! Nếu còm của bác Lê Bình ảnh hưởng đến mục đích của blog thì còm sẽ bị đi lét hoặc... Có thể 1 lúc nào đó, anh Ba Sàm sai thì cũng dễ hiểu – bác í đâu phải là thánh!
    Bác Lê Bình mà hiểu và đồng cảm với mục đích của blog thì sẽ nhẹ nhàng thui, ngược lại – bác mún tranh luận công bằng?, đơn giản là bác tìm 1 sân chơi khác không có định hướng – e là hơi bị khó thui.

    Trả lờiXóa
  4. Anh nói sao chứ tui từng đóng vai hai quan điểm khác nhau, và cả hai đều được comment. Tui thấy đây là trang được nhất cùng với quechoa. Tôi ghét cay ghét đắng blog Nguyễn xuân Diện. Hắn không bao giờ cho đăng ý kiến ai trái với ý hắn. Tôi từ bỏ trang nầy luôn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. pác bớt nóng, NXD có tiêu chí khác với ABS hiiii, ABS chắc có chống lưng vững lắm nên thoải con gà mái hơn, còn Ng Quang Lập cũng phải đóng còm suốt đấy thui.

      Xóa
  5. Tại sao các ÔNG trong hình trưng dẩn lại đội nón khi ngồi trong phòng ăn, nhà bị rò chăng hay đó là văn hóa văn minh của người Hà Nội ngàn năm . . . dâm dật - xin lỗi văn vật - dưới ách việt cộng từ thời 'vàng son' cải cách ruộng đất đến khi 'rải phóng' cho đến nay. Tía tôi thường dạy lúc tôi còn nhỏ là vào nhà phải dở nón. Chẳng lẻ một 'tướng tài' của việt cộng đã từng làm đại sứ một nước 'tung cộng vỉ tại' mà không biết điều sơ đẳng này sao? Hay là bọn này khinh thường độc giả. Đúng là một xã hội tiến nhanh tiến mạnh và tiến vững chắc từ đồ đá đồng đến đồ ngu đồ ngốc với những khuôn mặt không giống người Việt Nam thuần túy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ta đội mũ để chống rét, không phải che nắng em "Nặc danh10:50 Ngày 30 tháng 6 năm 2012" à . Sao lại gán ghép với nhiều chuyện đao to, búa lớn thế ?

      Xóa
  6. thật buồn cười quá các bác ơi. ánh mắt đểu lắm

    Trả lờiXóa
  7. thank for your posting
    http://litado.edu.vn

    Trả lờiXóa
  8. ĐỤ CON MẸ TỤI BÂY.TAOBẮT TÙ HẾT À,TIÊN SƯ CHA CON GÁI MẸ BÂY CHỐNG LƯNG CỠ NÀO,CỠ CON CẶC ĐÚT LỌT LỒN NÊN THẰNG CHA CON GÁI MẸ BÂY SUNG NỨNG TÌNH HẢ LŨ CHÓ ÉO

    Trả lờiXóa
  9. Mấy thằng chỉ ăn tục nói phét. Loại lưu manh như chúng mày mà cũng đòi làm chính trị

    Trả lờiXóa
  10. Dit me thang BS va dong bon an mau lon

    Trả lờiXóa